|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
..:: Tin nóng: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Chủ nhật, 02.10.2013, 05:19am (GMT) CHÙM CHUYỆN ĐỌC VUI TRONG DIP TẾT Tắc đường đi hay tắc đường lối CGO_Ông Tổng trưởng ngồi trong chiếc xe màu đen bóng nhoáng biển
xanh lè, nghe nói ở chức vụ cao mới được ngồi trong chiếc xe có kính đạn bắn
không thủng, với ba mươi quả bóng hơi sẵn sàng nổ để bảo vệ thân chủ khi chẳng
may xe bị đâm vào đâu đó.
Hôm tết cậu tài xế về quê khoe với làng xóm rằng anh ta được lái
chiếc xe đó cho ông Tổng, anh ta giảng giải cho mọi người tính năng tuyệt vời
của chiếc xe , nào là tốc độ có thể đạt được hai trăm cây số giờ, ngồi trong xe
như ngồi trên chiếc sa lông trong một căn phòng mát rượi, có cả một dàn máy
nghe nhạc hiện đại, một màn hình để xem Video khi ông Tổng giải trí bằng những
cuốn phim dành cho người từ mười sáu tuổi trở lên. Lúc ông buồn ngủ chiếc Sa
lông được giãn ra bằng một hệ thống tự động biến thành chiếc giường ngủ
gọn nhẹ. Nghe cậu tài xế kể, ông Hoàng vốn là một cựu chiến binh chống Mỹ há
hốc miệng ngồi nghe, ông ta chép miệng thời bây giờ hiện đại quá, nhớ lại thời
làm chính ủy trung đoàn ông chỉ được ngồi trên chiếc xe Gat 69 đít vuông phủ
bạt, mùa hè ngồi trên xe như ngồi trong lò bánh mỳ, khi xe chạy, bụi mù mịt
cuốn theo Ông hỏi cậu tài xế : Chiếc xe thủ trưởng anh đang sử dụng khoảng bao nhiêu tiền ? Cậu tài trả lời với thái độ dửng dưng, xe này đâu có tính được
bằng tiền Việt hả Bác, khi nhập khẩu người ta phải thanh toán bằng đôla Mỹ,
nghe đâu có hơn năm trăm nghìn đô, nếu đổi ra tiền Việt thì khoảng hơn mười tỷ
gì đó. Mọi người nói rẻ lắm, có loại xe giá còn gấp ba bốn lần như thế. Thủ
trưởng cháu khiêm tốn giản dị, chí công vô tư lắm, ông chỉ dùng loại bình bình
vậy thôi, ông suốt ngày lo cho công việc, ăn không ngon , ngủ không yên, nhất
là khi báo chí cứ ra rả nói thành phố này tắc đường, thành phố kia nghẽn lối.
mỗi năm tai nạn giao thông làm chết vài nghìn người, bị thương thì nhiều không
tính hết. Mấy bác hàng xóm nghe cậu lái xe kể, nào là ở Hà nội người ta uống
rượu đâu có say, một chai rượu vài chục triệu đồng, có loại còn đắt hơn. Mỗi
lần các xếp đãi nhau vỏ chai lăn lông lốc. một bao thuốc lá cả triệu bạc, mỗi
lần ăn xong , mấy cô bồi bàn còn được bo cả triệu.
Ông Tổng hãy còn trẻ nên đưa ra nhiều sách lược nghe thật hay theo nhiều nghĩa.
Ông nói phải tăng thuế đường , thuế bãi, phải tăng lệ phí để lo cho ngân sách
sữa chữa đường, tính ra không cần làm gì, không cần động não ông cũng thu được
mỗi năm vài chục nghìn tỷ đồng, số tiền đó có thất thoát mươi phần trăm, khoảng
hơn hai nghìn tỷ thì cũng chỉ bằng tiền phạt vi phạm luật lệ giao thông mà bộ
Tài chính nhà nước cho luôn các đơn vị tham gia phạt để đầu tư cho công việc phạt
mỗi năm một tăng trưởng. Còn mấy thằng cha kém đạo đức cách mạng phạt tiền dân
không ghi hóa đơn, hoặc chia chác với người bị lỗi theo công thức chia đôi, báo
chí nói nhiều thì đó là những đồng tiền “không số”, thằng nào ăn tiền đó hoặc
theo đó mà ăn thì rồi cũng đến khi trời chu đất tiệt mới mở mắt ra. Dì Năm bán nước chè chén ở góc chợ Thái
Hà sau khi đọc tờ báo Tuổi trẻ đã nói cho mọi người xung quanh nghe một tin
giật gân : Bà con xem nè, ông Tổng trưởng nói nộp nhiều Phí là thể hiện lòng
yêu nước, ngày trước tôi đi thanh niên xung phong, lấp hố bom để thông đường
cho xe ra tiền tuyến có yêu nước không? các đồng đội của tôi ở ngã ba Đồng Lộc
đã hy sinh quên mình, đó mới là lòng yêu nước chứ. Còn cái phí ông Tổng hô hào
thu hôm nay đâu có phải nộp là yêu nước. Các bác thử xem người dân dùng xe của
mình khi lưu hành phải nộp phí, còn ông Tổng đi xe nhà nước cũng nộp phí nhưng
bằng tiền nhà nước thì có yêu nước không?
Trời chuyển tiết từ hè sang thu, hoa sữa phảng phất mùi hương từng con phố nhỏ,
dáng dấp thơ mộng của những chiếc áo dài dung dị nhường lại cho những cặp
váy ngắn mỏng tang. Sau cơn mưa tầm tã, nước trên từng con phố dồn về ngã tư
Chùa Bộc Thái Hà, mặt nước mênh mông, biển người mênh mông, đường bắt đầu tắc
vì xe máy ô tô bị ngập tới ngang thắt lưng, một cậu người xứ Thanh ngồi
trên vỉa hè buồn thiu, vì trời mưa mà công việc đánh giày của anh ế ẩm. Người
ta bắt đầu hạ những con thuyền nhỏ để trên mái nhà xuống để chở thuê các chiếc
xe chết máy. Đường phố trở thành sông, vỉa hè cao hơn trở thành đường phố. Xe
máy đua nhau chen chúc trên vỉa hè, dù ông Tổng không muốn thì sự thay đổi chức
năng của con phố ai cũng nhận ra . Ông đổ lỗi tắc đường là do ý thức chấp hành
luật giao thông của người dân kém, cần phải có văn hóa giao thông. Còn người
dân cho rằng vì đường sá chật hẹp, gồ ghề, chỗ thấp chỗ cao, nắng thì bụi, mưa
thì ngập úng cho nên cần có văn hóa lội nước, văn hóa đẩy xe khi trời mưa. Mấy
thằng trẻ con đầu phố thì vui thú bì bõm dưới con sông “ Hoàng Phố”bởi các sông
hồ đã bị vùi lấp dành cho những dự án siêu lợi nhuận. Không ai có điều kiện
tranh cãi tay đôi với ông Tổng về đề tài “ Vì sao tắc đường” . Ông Tổng
thì đổ tại người dân, người dân thì đổ tại ông Tổng làm đường kém quá, tham
nhũng nhiều quá nên chất lượng con đường cứ èo ọt như con mèo đẻ non. Ông Hoàng chính ủy có
dịp ra Hà nội thăm lại bạn cũ, chẳng may gặp vào dịp mưa to, ngập phố, tắc
đường. Ngồi ở cái quán nước Dì Năm góc chợ Thái Hà, ông kể cho mọi người
nghe câu chuyện “ Nói kiểu gì cũng đúng” : Dưới làn khói thuốc Lào, ông dí dỏm : Ở một buôn làng xa xôi
trên rẻo núi cao, mọi tranh chấp phân xử đều do Già làng quyết định. Một hôm A
Tèo là người giúp việc cẩn báo với Già làng là ở bản Mu có người con gái chửa
hoang, dân bản muốn Già làng tới nơi xem xét và thực hiện việc phạt để dân làng
được bữa rượu thịt và đồng thời ngăn chặn bọn trẻ cứ tốc váy tự nhiên ở chốn
núi rừng linh thiêng. Già làng bảo thằng Tèo thám thính xem, nhà bên gái giàu
hay nhà bên trai giàu. Vì Già nghĩ nếu phạt nhà không có tiền thì khác gì đấm
vào không khí. Thằng A Tèo ngoan ngoãn lần theo vách núi đến bản Mu, sau một
ngày điều tra hắn biết được nhà bên gái giàu có, trong chuồng có đến ba con
lợn, gà qué thì đầy nương. Trời chập choạng tối , hắn về bẩm báo tình hình cho
Già vì hắn cũng nôn nóng được bữa đánh chén no say. Sau khi nghe, Già ra lệnh
cho A Tèo thông báo cho tất cả dân bản về tụ tập ở nhà Rông để phân xử vụ “ Ăn
cơm trước kẻng”. Trời vừa sáng tinh mơ khi con chồn hoang hoảng hốt chạy băng
qua sân bản thì bà con đã tập trung đầy đủ. Già làng trong chiếc khố màu Chàm
ngồi trên một khúc gỗ lớn dõng dạc hô : Hỡi buôn làng, ta xin hỏi một câu để
dân làng phán xét chuyện xấu vừa xảy ra ở bản ta, ai đúng ai sai : - Khi ngứa trong lỗ tai, người ta thường dùng
cái lông con công ngoáy , vậy cái lỗ tai nó sướng hay cái lông con công sướng.
tất cả dân làng đồng thanh trả lời : - Bẩm già làng , cái lỗ tai nó sướng. Già làng vuốt râu giơ tay về đỉnh núi thiêng, phán dõng dạc : Ta
phạt bên nhà gái theo lệ làng : hai con trâu, ba con lợn và hai chum rượu nếp
nương để cả làng ăn vào chiều nay. Cuộc xét xử đơn giản có lý , có tình làm mọi
người vui vẻ, còn cánh thanh niên nam nữ trong bản bảo nhau , kể từ bây giừ
phải nuôi thật nhiều trâu bò , gà heo.
Nghe câu chuyện mọi người lăn ra cười, còn ông Hoàng chính ủy rít thêm
một điếu thuốc lào nữa và kể tiếp câu chuyện thứ hai : Lại một ngày âm u trên
bản, mây tụ tập về đầy ngọn núi thiêng, người trong bản đồn đại rằng bên bản
Đeo lại có vụ chửa hoang, A Tèo được lệnh già bản đi thám thính như thường lệ,
dọc đường hắn nhìn thấy mấy cô gái cửi truồng tắm dưới suối, làn da mịn màng
trắng trẻo, những đường cong hấp dẫn cứ làm hắn tẩn tò te. Nó nuốt nước bọt mà
đôi mắt cứ đờ đẫn như ma làm. Rồi sực tỉnh nhớ đến nhiệm vụ và bữa chén sắp tới
hắn quay mặt đi đến bản Đeo. Một ngày mệt nhọc, lần mò cuối cùng hắn cũng phát
hiện bên nhà gái không có gì đáng giá ngoài cái chõng tre đã gẫy gần hết giát.
Hắn quay về bẩm báo Già làng, cũng như mọi lần mọi người lại tập hợp đông đủ,
Già làng lại bắt đầu với giọng nói đầy quyền uy : Hỡi buôn làng, ta xin hỏi :
Khi con cá được thả vào chậu nước thì con cá sướng hay chậu nước sướng? Mọi
người đồng thanh hô : Con cá nó sướng ! Thế là trong trường hợp này bên nhà trai
phải phạt. Lần này mọi người nghe xong chỉ cười nhẹ nhàng nhưng ai cũng thấy lý
lẽ, luật lệ đều do con người đặt ra. Tắc đường, dân bảo do đường xấu và chật,
ông Tổng bảo do không có văn hóa giao thông. Quan bảo, dân bắt buộc phải nghe,
ngày xưa các cụ thường bảo : Miệng quan… Ông Hoàng chính ủy ngày mai về quê , ở dưới đó
có vườn rau ao cá, có hương bưởi nhẹ nhàng, nhưng nồng nàn ấm áp, không
thấy ai bàn cãi gì về đường tắc. Ông trầm ngâm nghĩ : không biết đến khi nào
thì ông Tổng ra lệnh thu phí trên những con đường yên ả trên quê hương yêu dấu
của ông. Chiếc lá mùa thu
Nó thấy
hình ông nội trên ti vi. Ông nội đang nói về việc kiên quyết đấu tranh với một
bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa biến chất, bè phái, tham nhũng làm mất lòng
tin của nhân dân. Mới nghe tivi một đoạn, nó bỏ đi ra ngoài ban công. Nhà ông
nội là một căn biệt thự sang trọng, ban công hướng về một cái hồ rộng, dưới hồ
đầy hoa sen nở, ban đêm tỏa ngát hương thơm. Mùa thu về, trời Hà nội se lạnh.
Bê nhớ lại một đoạn thơ tả mùa thu Hà nội mà nó quên mất tác giả: “ Gió
thu lạnh, trăng thu bạch Mây
thu xây thành. Lá thu
trắng giã đầu gềnh Trời
thu thăm thẳm……” Bê không
muốn ở đây mà muốn về nhà với mẹ . Nội muốn giữ Bê lại chơi với ông bà
vì ngày mai là chủ nhật. Trên khuôn mặt Bê thoáng nét buồn không hiểu vì sao.
Từ ngày đỗ vào khoa quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân, Bê muốn
trở thành một nhà quản trị giỏi và khi trưởng thành mong muốn đóng góp tài mọn
của mình cho sự phát triển của đất nước. Một ước mơ giản dị, bình thường như ước
mơ của bao con người bình dị khác. Lớn lên trong một gia đình quyền quý, giàu
có nhưng Bê lúc nào cũng thấy buồn, mặc cảm với cuộc sống vương giả của gia
đình mình, nhất là những khi có ai đó hỏi : Nhà mày có chiếc LUCXU mua bao
nhiêu tiền? sao mày không xin đi du học Mỹ hoặc Anh, Pháp gì đó cho sướng, con
đường công danh sự nghiệp có sáng sủa hơn không? Hay là một vài câu hỏi bâng
khuơ nghe đến lạnh lùng.
Chiếc xe POSTCHE mới tinh của ông nội đưa Bê về nhà. Nhà Bê ở làng Vọng
Thị xưa, ngày xây ngôi nhà này thầy phong thủy đã chọn hướng . Khi cắm mốc
thày đã đọc cho ông nội nghe câu phú sau: “ Vọng Thị thiên hà
thủy tụ, hổ chầu long Tứ cảnh
thanh bình duệ tôn kế thế khai quang trùng trùng phúc ấm” Ông nội
nghe thày phong thủy ghé tai nói nhỏ điều gì đó nữa mà Bê thấy mặt mày ông rạng
rỡ. Phải chăng vì huyệt đạo đắc địa này mà rồi đây nhà Bê sẽ giàu có hơn, điều
mà bấy lâu nay ngoài bố ra, mẹ và Bê đều thấy vô nghĩa. Có một lần trong bữa
ăn, mẹ nói với bố rằng : trên đời này ai cũng cần tiền để sống, nhưng nó chỉ
là phương tiện để con người sử dụng, nếu biến tiền thành ông chủ sai khiến con
người, thiết lập nền cai trị thì đấy là một tai họa khủng khiếp cho con người.
Bố vốn là người sống khép kín, không hay tranh luận, không mấy khi ông để lộ
ra ngoài chính kiến của mình, còn Mẹ Bê là một người phụ nữ có học, bà sinh ra
trong một gia đình trí thức. Ông ngoại có ảnh hưởng lớn với sự hình thành tính
cách của mẹ, cũng giống như Bê, mẹ là hình mẫu của mình. Bê nghe
mẹ nói, chỉ một giờ đồng hồ làm cái việc phong thủy cho nhà mình mà thày
được ông nội trả công bằng một phong bì mười nghìn đôla. Bê nói với mẹ: “ Nếu
được ông nội tín nhiệm thì con cũng chọn hướng như ông thày kia. Mẹ xem kìa, tất
cả các nhà to nhỏ, lớn bé xung quanh biệt thự nhà mình đều hướng mặt chính ra
hồ Tây, ai dại gì quay mặt nhà vào phía ngược lại. Trước kia khi chưa có con
đường chạy quanh hồ thì nhà nào cũng quay hướng vào trong, chẳng ai quay hướng
ra ngoài hồ để đón muỗi. Mẹ nhìn căn nhà cấp bốn lụp xụp kia là nhà của cụ Bảy,
hai ông bà ngày trước làm nghề đóng cối xay, nhà nghèo không có tiền xây mới
nên vẫn ngoảnh về phiá trong. Con đã đến chơi với hai cụ đó nhiều lần, cụ thuộc
nhiều thơ lắm. Nhà cụ có hai con trai đều hy sinh ở mặt trận phía nam. Hai ông
bà sống với những đồng tiền trợ cấp ít ỏi, nghe đâu ngôi nhà ấy chưa làm được
sổ đỏ vì người ta đòi tiền bồi dưỡng, ông bà làm gì có đâu tiền mà đút lót.
Hôm trước cụ đó kể cho con nghe câu chuyện buôn vua của Lã Bất Vi bên Trung Quốc.
Con thấy trí nhớ của cụ thật tuyệt vời, con nói thật với mẹ, mẹ đừng mắng con.
Ước gì con có một người ông như thế”. Mẹ xoa đầu Bê mắng nhẹ, con nói vậy mà nội
nghe thì chết, con còn ít tuổi cố gắng học hành, đừng xen vào chuyện của người
lớn. Đừng bao giờ có sự so sánh khập khễnh như vậy. Bê ngắt lời mẹ : Con thật
sự nhàm chán ngồi nghe những gì ông nội nói về chống tham nhũng trên Tivi. Con
hỏi mẹ : Tiền đâu mà ông nội nhà mình xây nhà to thế, họ nói nhà ông nội cả
nghìn cây vàng, chiếc xe riêng POSTCHE của Nội nghe nói hơn hai mươi tỷ đấy mẹ
ạ. Cụ Bảy có sống thọ đến năm nghìn năm tuổi cũng chả góp được tiền mà mua nổi
chiếc xe đó. Mẹ tuy mắng Bê nhưng trong lòng đồng cảm với con, cuộc sống phồn
hoa phú quý mà gia đình chồng tạo dựng cho mình, không làm chị thấy hạnh phúc.
Ở cơ quan người ta bàn tán xì xầm về cái chức Vụ trưởng mới được đề bạt của chồng.
Họ cho rằng một người có học vấn thấp, năng lực lãnh đạo không có, chẳng qua
vì chồng chị là con ông Lớn nên mới được cân nhắc đề bạt. Có người lại còn nói
: Lão Quang mà lên Vụ Trưởng thì phòng tài vụ phải coi cừng cái “ két Sắt”,
“con của ông không giống lông cũng giống cánh”. Riêng chỉ có Lan người bạn
thân của chị thì nhìn anh Quang với nhận xét hoàn toàn khác. Anh Quang, với cấp
trên cũng như cấp dưới rất đúng mực, không thân ai quá mà cũng không xa lánh
ai. Luôn luôn giữ một khoảng cách vừa phải với mọi người. Dáng dấp trầm tĩnh,
đĩnh đạc và mực thước. Đành rằng anh Quang chỉ mới học hết trung cấp cơ khí
nông nghiệp , ngành sửa chữa máy cày. So sánh trong cơ quan, ngoài mấy đồng
chí đàn bà lắm điều ngoa ngoắt, tư duy chợ búa chẳng dám so sánh với anh Quang
thì còn ai hơn. Mấy ông Tiến sĩ , kỹ sư suốt ngày ngồi lý thuyết huyên thuyên,
uống nước chè vặt bàn chuyện triều đình, bất mãn với xã hội, không thuộc một
vài câu về triết học Mác Lê thì làm gì có đất dụng võ. Tự động hóa, cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp, đề tài của các ông ấy làm ra , báo cáo xong lại
cất vào tủ. sang năm khác “chạy” được dự án lại mang cái mớ bong bong ấy ra
xào lại. Bây giờ đất đã chia nhỏ ra cho từng hộ gia đình, có nơi làm khu công
nghiệp người ta kéo cát lấp kín cả hàng nghìn héc ta ruộng, mấy bố chỉ kiếm
cơm trong dự án viết trên giấy mà thôi. Thử hỏi một con người như đã nói ở
trên, anh Quang là người trầm tĩnh, lịch sự, hoàn hảo qúa, trong sạch quá, nói
vô phép, người cao quý như anh Quang làm cho người ta nghĩ chẳng bao giờ anh
ta vào nhà vệ sinh. Lan nói thêm : hôm trước tôi nghe bà nói, nề nếp chuẩn mực
là thói quen của con người, nó như một cái máy lặp đi lặp lại nhiều lần chán
ngấy. Đây nói thật nhé, có một ông chồng chuẩn mực như Quang mày còn đòi gì
hơn. Cầm ngọc trong tay mà cho là đất sét nung, rõ là sướng quá hóa rồ. Với
cái nghề “ gõ đầu trẻ “ như bà mà không lọt về làm dâu về nhà người ta
thì suốt ngày ngồi kiểm điểm với chi bộ về việc “ Dạy thêm, học thêm”. Ông xã
nhà tôi là Thạc Sĩ tốt nghiệp ở Úc Châu thật đấy nhưng ông ta làm tôi phát
điên lên bởi cái tính luộm thuộm, đời thuở nhà ai ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch.
Mỗi khi phát hiện ra điều gì đó khi đang đọc sách thì tóc ông dựng ngược lên,
miệng nói lý nhí, tay gõ liên hồi vào máy tính, bộ điệu không khác ông thày
lên đồng. Đối mọi việc xảy ra ngoài xã hội ông chẳng quan tâm gì, thậm chí người
giữ chức vụ chủ tịch thì ông nhầm là tổng bí thư, thủ tướng chính phủ thì ông
lại gọi là chủ tịch chính phủ. Ông lơ mơ về chính trị, ấy thế mà có lần ông hỏi
tôi : Kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là
gì hả em. Tôi lúng túng vì không ngờ lão nhà tôi lại đặt ra một câu hỏi hóc
búa như vậy. Với kiến thức về luật, tôi được đánh giá là người hiểu biết, tôi
tham gia nhiều cuộc hội thảo lớn cấp nhà nước, có những báo cáo của tôi cả hội
trường vỗ tay tán thưởng. Ấy thế mà lại bí khi chồng hỏi. Tôi đành trả lời cho
qua chuyện : Cơ chế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh trong đó mọi thành phần
kinh tế bình đẳng như nhau. Ngày xưa người được coi là “bọn con buôn” mầm mống
của chủ nghĩa tư bản thì nay được tôn vinh là nhà doanh nghiệp. Ông ta vặn lại
tôi : Lê Nin dạy rằng : nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở
kế hoạch hóa trong sản xuất, trong đó thành phần chủ đạo nền kinh tế là của
nhà nước mà em. Bây giờ em lại giải thích như vậy có mâu thuẫn không, nhất là
cái từ “định hướng “ nghe thật khó hiểu quá. Ông ta lại càm nhàm, đành rằng
khi nấu xôi, thì xôi trắng vẫn là xôi, trộn đỗ hoặc lạc vào vẫn là xôi, thậm
chí trộn sắn vào vẫn là xôi. Còn ở đây anh nghe mơ hồ quá. Tôi tảng vờ như
không nghe thấy anh ta nói gì, đến giờ ăn cơm tôi trộn cho anh một đĩa nộm thật
ngon, trong đó có đủ các loại rau và các loại thịt. Món nộm này anh rất thích.
Anh vui vẻ khen : Vợ anh chỉ biết làm nộm là giỏi.
Đêm Tây hồ diểm sương trên từng cánh sen, gió thu xào xạc, mây thu bồng bềnh
dưới ánh trăng thu. Hiền, mẹ của Bê ngồi bên song cửa sổ, chị thấy cô đơn, mới
ngày nào còn đi quyét lá rụng trên con phố nhỏ để cho mẹ nấu cơm mà nay chị đã
ngoài bốn mươi mùa thu. Chị có mỗi thằng Bê, càng thương yêu con bao nhiêu thì
chị càng thấy sự lạnh nhạt với chồng cứ tăng dần lên bấy nhiêu. Đã từ lâu vết
rạn nứt đã hình thành, nhưng từ ngày chồng chị có thêm một người phụ nữ khác nữa
thì sự đổ vỡ trong tâm hồn chị lại càng tan hoang. Trời đã về khuya, mảnh
trăng thu cuối tuần sắp dấu mình xuống hồ nước mênh mông mà chồng chị vẫn chưa
về. Khoảng không tĩnh mịch điểm những tiếng côn trùng nghe râm ran đến não nề.
Hiền đã quen chịu đựng cảnh này khi thằng Bê mới lên ba. Giờ đây, trong lúc
này chị cần phải có một quyết định để phần thời gian còn lại của cuộc đời được
thanh thản. Sự phân ưu phiền muộn chẳng thể giải quyết được gì hơn. Hiền nhớ
mãi câu nói của Pavencoosogin : “Đời người chỉ sống có một lần, sống sao cho
khỏi xót xa ân hận của năm tháng đã sống hoài, sống phí….” Chị ngồi vào chiếc
bàn, cầm bút điềm tĩnh viết một mạch chiếc đơn ly hôn. Trời sắp sáng, chị gọi
Bê dậy và nói với con tất cả suy nghĩ của mình. Bê ngước mắt nhìn mẹ, nó tự động
cùng mẹ xếp quần áo vào chiếc valy. Chiếc taxi đã chờ sẵn ở cổng, hai mẹ con
đưa nhau về bà ngoại. Xe chuyển bánh, Hiền ngoái đầu nhìn lại lần cuối ngôi biệt
thự sang trọng mà bố chồng chị đã cất công xây, trả lại bài phú cho thày phòng
thủy. Trong buổi sáng trong lành, Hiền kể cho con nghe về người con trai đã hy
sinh của cụ Bảy, đó là mối tình đầu của mẹ. Ngày chú ấy tòng quân cũng là ngày
cưới của mẹ. Bê không ngờ rằng mẹ cũng là người thân tình trong nhà cụ Bảy. Một mùa thu đầy lá rụng, từng con phố vàng
hoe, từng đàn én bay về phương nam tránh rét. Cuộc đời ngắn lắm. Tình đời mãi
mãi trong xanh như mùa thu xanh thăm thẳm bầu trời. TâyHồthu2012 Nếp nhăn cuộc đời Ngoài chiếc xe Honda sơn màu đỏ chót vừa sắm được, vợ chồng Tiệp
còn thừa được gần hai mươi triệu đồng. Hai vợ chồng và ba đứa con nhỏ vui vẻ
ngồi lên xe về bà ngoại ăn cỗ. Ông Tư Bốn ngồi ở bậu cửa ra vào, nhìn vợ chồng
Tiệp mà trong lòng chồng chất nhiều nỗi lo. Năm ngoái lão trưởng thôn phổ biến
cho bà con rằng khi đền bù xong thì ban quản lý khu công nghiệp sẽ san lấp toàn
bộ cánh đồng Trê, một nhà máy hiện đại đóng tàu biển sẽ mọc lên, lao động trong
làng Bần sẽ được vào đó làm việc, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của
làng Bần.
Trời về chiều hoàng hôn buông màu tím biếc, đứng bên bờ cát trắng nhìn ra biển xanh mênh mông, từng con sóng uốn lưng xô ra đẩy vào như muốn giằng co một việc gì đó, ông Tư Bốn không hiểu do nước từ xa khơi mênh mông tràn vào bờ , hay nước từ bờ đẩy ra biển xa mà tạo nên những con sóng dữ, nhưng ông chỉ biết rằng con sóng nào cũng bạc đầu trắng xóa. Cô phát thanh viên chương trình thời sự của hãng truyền hình
Trung ương làm ông Tư Bốn giật mình, cái Tổng công ty Vinalai vận tải đường
biển, cơ quan chịu trách nhiệm đền bù xây dựng nhà máy mới ở quê ông chính là
đơn vị đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Ông nhớ kỳ họp trước các vị đại
biểu Quốc hội luận bàn sôi nổi về vụ Vinashin làm mất hơn tám chục nghìn tỷ
đồng, rồi tìm ra giải pháp sáng tạo tái cấu trúc nền kinh tế, mở ra một kỷ
nguyên mới mạnh mẽ để thoát ra khỏi sự bế tắc, lạm phát cộng với việc chống
tham nhũng triệt để. Bộ máy chỉ đạo chỉ đạo chống tham nhũng Trung ương được
giao cho cơ quan quyền lực cao nhất, ở đó là một tập thể đầy trọng trách bởi
những con người đại diện cho nhà nước cách mạng, suốt đời hy sinh vì chủ nghĩa
xã hội , vì hạnh phúc của nhân dân , trong đó có ông Tư Bốn, mà kỳ họp
này lại bàn về ông nguyên Chủ tịch HĐQT công ty, Cục trưởng cục Hàng hải Quốc
gia bỏ trốn vì tham nhũng. Rồi bàn về việc điều tra xem con trai một vị đứng
đầu hàng tỉnh có một khu biệt thự sang trọng xây trên hàng nghìn mét vuông đất
ruộng, có giá trị hàng trăm tỷ đồng lấy tiền ở đâu ra. Ông cu Xứ mặc chiếc quần đùi rách vác điếu cày chạy
sang nhà ông Tư Bốn thăm ông bạn mới. Ông cu Xứ là người bạn hàng xóm tốt bụng,
từ khi mọi người về khu đất được đền bù sau giải tỏa thì không khí hàng xóm còn
lặng lẽ bởi toàn những người lạ. Ông Tư Bốn pha ấm trà Thái Nguyên, mời ông
hàng xóm mới thưởng thức hương vị trà đặc biệt của người bạn trên chiến
khu Định hóa gửi về biếu dịp tết. Sau khi rít một điếu thuốc lào nhả khói lên
trần nhà, ông thong thả hỏi : Này cụ Tư, ti vi hôm nay đông người xem lắm, nghe
nói việc chống tham nhũng đang rất quyết liệt, đến nỗi thằng cha Chủ tịch tổng
công ty gì đó bỏ trốn chỉ một vài tháng sau khi được Bộ trưởng cho giữ chức Cục
Trưởng mà khi chạy trốn không ai hay biết gì cả. Người ta đang truy nã hắn gắt
gao lắm, bà xã nhà tôi đi buôn đồng nát lân la nhiều nơi nên biết nhiều chuyện
lắm, họ đồn đại nó trốn vào rừng sâu, chỉ có rừng mới che chở được cho nó. Ông
Tư Bốn trầm ngâm rồi bật ra hơi thở dài, thời thế đảo điên quá, tôi nghĩ lão
chủ tịch HĐQT ấy chắc khó bắt được bởi xung quanh hắn là cả một rừng người cùng
bản chất. Vợ ông nói đúng cái rừng ấy đã tạo nên một cái vỏ bọc để hắn chạy
trốn và ẩn nấp. Ông cu xứ không hiểu hết những điều ông bạn hàng xóm nói, nhưng
cả cuộc đời lao động vất vả ông hiểu được rằng, con người dù sống bằng nghề gì,
từ thằng phu phen tạp dịch như ông cho đến những kẻ quyền cao chức trọng trên
trán đều có những nếp nhăn như nhau. Nếp nhăn do lăn lộn với cuộc đời. Nếp nhăn
của người lo toan kiếm từng bò gạo củ khoai, nếp nhăn do lo toan chạy chức chạy
quyền, nếp nhăn do phải đối phó vì quá nhiều tiền. Nếp nhăn do đau khổ vì thấy
một tương lai không mấy sáng sủa của cuộc đời đã hai lần mang ba lô cầm súng lên
đường giải phóng quê hương. Nếp nhăn do lòng tin bị xói mòn và hơn hết đó là
tình thương yêu đối với đồng bào đồng chí đã ngã xuống vì độc lập tự do của tổ
quốc. Vợ chồng Tiệp vừa ở bên Ngọaị về, thằng cháu đích tôn cầm mấy
lon bia đặt lên bàn mời hai ông uống. Tiệp ngồi xuống cạnh cha mặt buồn rầu rồi
thong thả nói : Chết thật rồi cha, nhà máy mới tạm ngưng vì ngân hàng xiết nợ
Công ty, cái cày chìa vôi lâu nay giữ gìn cùng với con bò, con đã vội bỏ
đi. Đất chẳng còn , việc không có biết lấy gì nuôi cháu đây cha. Tiệp mở nắp
lon bia mời chú cu Xứ , mời cha, anh nhìn chiếc vỏ bia lăn quay một hồi trên
sàn nhà, rồi nằm im vào một góc tối. Tiệp nhìn cha mình, một thời trai trẻ, một
thời vinh quang, một thời cống hiến còn bây giờ chỉ còn là một người già đầy ưu
tư bất lực. Ông cu Xứ xin phép ra về , không biết từ khi nào chiếc vỏ bia trong
tay ông đã bị bóp nát bét và chỉ có vợ ông mới tìm được chút đỉnh khi những sản
phẩm này đã bị rút hết nước. Thằng cháu nội cầm trong tay quyển tiểu thuyết Ruồi Trâu, nó đọc
cho ông nội nghe một đoạn hay nhất mà Ác Tơ nói với Cha Mongtanenli: “….. Cha
ơi, cha đi với chúng con, cha còn lưu luyến cái thế giới thần tượng chết rấp ấy
làm gì, đó chỉ là tro tàn của thế kỷ xa xưa…”Cụ Tư Bốn đặt tay lên mái tóc đen
và nhìn vào đôi mắt sáng trong của cháu đích tôn như nhắn nhủ rằng các cháu
phải sống cho xứng đáng với cha ông, họ đã hy sinh, cống hiến hết đời mình cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, rồi ông đứng dậy đi vào giường bắt đầu cho một
giấc ngủ trằn trọc suốt đêm thâu. ..............o.0.o...
|
|
![]() |
|| Trang chủ || Diễn đàn || Tông đồ || Lời hoài niệm tâm linh || |